CÔNG TY LUẬT ANT

Công ty Luật hàng đầu Việt Nam

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp lý cho tổ chức công ty và cá nhân

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp luật uy tín

CÔNG TY LUẬT ANT

Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp

CÔNG TY LUẬT ANT

Có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Đất Do Ông Bà Để Lại Nhưng Chưa Được Cấp Sổ Đỏ Thì Bây Giờ Ai Có Quyền Đứng Tên ?

Di sản do ông bà chết để lại di sản được chia thế nào? Ai sẽ đứng tên trên sổ đỏ? Đất chưa có sổ đỏ có được chia thừa kế hay không?

Di sản thừa kế là tài sản thuộc ở hữu của người chết để lại. Thời điểm người để lại tài sản chết cũng là thời điểm để mở thừa kế. Khi ông bà chết để lại mảnh đất thì mảnh đất đó được coi là di sản thừa kế. Để xác định được người đứng tên trển sổ đỏ thì trước hết phải giải quyết việc chia thừa kế đối với mảnh đất  đó.
Trường hợp 1: Ông bà chết để lại di chúc hợp pháp
Trong trường hợp này, khi ông bà để lại di chúc hợp pháp thì việc chia mảnh đất đó sẽ được tuân theo nội dung di chúc. Sau khi chia thừa kế, người thừa kế sẽ được đứng tên trên phần diện tích mà ông bà để lại cho. Tuy nhiên, đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động nếu không được ông bà định đoạt trong di chúc hoặc để lại ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật thì vẫn sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật và được đứng tến trên diện tích đất mà mình được hưởng.
Trường hợp 2: Ông bà chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
Việc chia thừa kế sẽ được tuân theo quy định của pháp luật, những người thừa kế ở cùng một hàng sẽ được hưởng những suất thừa kế bằng nhau. Như vậy, sau khi chia thừa kế, những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con cái sẽ được hưởng những phần diện tích đất bằng nhau và cũng có quyền đề nghị cấp sổ đỏ đứng tên của mình cho phần diện tích đó.
2. Thủ tục cấp sổ đỏ
Sau khi chia di sản thừa kế, người được chia di sản làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; giấy tờ hợp pháp về việc chia thừa kế như bản án của Tòa án về việc chia thừa kế hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc chia di sản thừa kế có hiệu lực pháp luật.
Bước 2: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tư pháp.
Bước 3: Sau khi nhận đầy đủ các giấy tờ trên, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký. Trường hợp đủ điều kiện sẽ chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định và chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 4: Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì người sử dụng đất đến lấy kết quả tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc đứng tên sổ đỏ trên mảnh đất mà ông bà để lại. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ soạn di chúc, phân chia di sản thừa kế.



Nguồn : Luatsu1900

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Muốn Thay Đổi Giám Đốc Công Ty Thì Cần Điều Chỉnh Lại Những Giấy Tờ Gì ?

Thủ tục thay đổi giám đốc theo pháp luật của công ty? Muốn thay đổi giám đốc công ty thì cần phải điều chỉnh lại những giấy tờ gì?

Thông thường thì giám đốc của công ty sẽ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty trừ các trường hợp công ty có mô hình phức tạp và giám đốc được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thuê thông qua Hợp đồng lao động. Do đó việc thay đổi giám đốc của công ty thường sẽ gắn liền với việc thay đổi người đại diện theo pháp luật và vấn đề này cần phải được thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp này khá phổ biến bởi đại đa số các doanh nghiệp hiện nay đều phân quyền cho giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thay đổi giám đốc sẽ đồng thời với việc thay đổi người đại diện theo pháp luật tùy từng trường hợp hồ sơ thông báo gửi tới phòng đăng ký kinh doanh sẽ có nội dung: Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật hay thông báo thay đổi người quản lý doanh nghiệp. Song song với việc đó doanh nghiệp còn phải thông báo thay đổi thông tin thuế để phòng đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin người đại diện theo pháp luật mới lên cổng thông tin điện tử về thuế.
Đây cũng là vướng mắc rất nhiều doanh nghiệp gặp phải, cụ thể: Phòng đăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty nhưng trên các dữ liệu về thuế vẫn ghi nhận thông tin người đại diện pháp luật cũ làm cho việc ký tờ khai, công văn gửi thuế của giám đốc mới không được chấp thuận.
Đối với trường hợp giám đốc không đồng thời là người đại diện theo pháp luật thì thủ tục thay đổi khá đơn giản. Sau khi doanh nghiệp thông qua việc bổ nhiệm bạn chỉ cần thông báo thay đổi thông tin giám đốc với sở kế hoạch để cập nhật liên thông với chi cục thuế. 
Thông báo thay đổi giám đốc gửi tới phòng đăng ký kinh doanh được thông qua chính là thời điểm việc thay đổi giám đốc của doanh nghiệp hoàn thành, do đó việc không thông báo thay đổi giám đốc sẽ làm cho việc bổ nhiệm bị lỗi. Các giao dịch của doanh nghiệp với vai trò đại diện của giám đốc mới có thể bị tuyên vô hiệu nếu có tranh chấp xảy ra.
Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cần lưu ý việc thay đổi đăng ký thông tin chủ tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thông báo việc thay đổi cho đối tác và cơ quan bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp có giấy phép con liên quan đến thông tin người đại diện thì phải làm thủ tục thay đổi cho phù hợp với thông tin người đại diện mới. Trường hợp thay đổi người đại diện có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện mới thì cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.



Nguồn : Luatsu1900

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Doanh Nghiệp Nước Ngoài Được Đầu Tư Bất Động Sản Hình Thức Nào ?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau (theo Đ 11, Luật Kinh Doanh Bất Động Sản):

  • Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
  • Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Nhận chuyển nhượng dự án bất động sản, toàn bộ hoặc một phần của dự án của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Nếu khách hàng quan tâm tới dịch vụ tư vấn pháp lý trong lĩnh vực bất động sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hãy gửi yêu cầu để luật sư của Công ty luật tư vấn.

Đã Đóng BHXH Tự Nguyện Thì Có Cần Đóng Bảo Hiểm Ở Công Ty Nữa Hay Không ?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở công ty nữa không?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia được hưởng các chế độ gồm: Hưu trí và Tử tuất.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cụ thể các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
e) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
f) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội theo công ty là bắt buộc nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên. Nếu bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng giờ lại thuộc một trong số các đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thì bạn phải tạm dừng việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo công ty.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ soạn thảo Hợp đồng lao động và các dịch vụ cần thiết khác.




Nguồn : Luatsu1900

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Chuyển Nhượng Dự Án Đầu Tư Tại Việt Nam

Làm sao để chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nhất định và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện:
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1, Điều 48 Luât đầu tư 2014;
  • Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phải đáp ứng được các điều kiện trong trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện;
  • Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Đáp ứng các điều kiện quy định tại GCN đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan nếu có
Chuẩn bị hồ sơ:
  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  • Bản sao GCN đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
  • Bản sao hợp đồng BCC đối với dự án theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Trình tự, thủ tục:
  • Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban quản lý khu kinh tế);
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư hoạt động theo GCN đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (hoặc 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh; 47 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ), cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án.
Trước khi chuyển nhượng dự án, các nhà đầu tư cần nắm rõ về tình hình pháp lý ngoài các vấn đề về tài chính, nhân sự và các vấn đề trọng yếu khác của dự án, là đối tượng của chuyển nhượng.  Do vậy, để đảm bảo việc chuyển nhượng có hiệu quả, các nhà đẩu tư thường sử dụng công ty luật với các luật sư có chuyên môn cao để nghiên cứu thẩm định pháp lý (due diligence) toàn diện, đánh giá về các vấn đề liên quan tới các giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu, góp vốn của cổ đông hay thành viên, tài sản hữu hình (quyền sử dụng đất, nhà xưởng và máy móc, thiết bị…) và tài sản vô hình (bao gồm các quyền về sở hữu công nghiệp), giấy phép, hợp đồng hay các giao dịch có giá trị lớn, thuế, và các rủi ro pháp lý như tranh chấp, kiện tụng khác.
Việc chuyển nhượng dự án đầu tư là thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước chỉ thuận lợi khi các bên trong giao dịch chuyển nhượng đạt được các thỏa thuận, và trên thực tế , việc chuyển nhượng dự án đầu tư nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào quá trình thẩm định, đánh giá của các bên liên quan tới dự án.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Nhật Không Miễn Thị Thực Cho Du Khách Việt Nam

Ngày 26-6, rất nhiều thông tin trên mạng xã hội loan tải việc “Nhật miễn thị thực cho du khách Việt Nam” kể từ ngày 1-7 khiến mọi người xôn xao. Tuy nhiên, thông tin đó là không chính xác.

Nhật Bản sẽ nới lỏng yêu cầu xin thị thực (visa) của các du khách đến từ các quốc gia ASEAN bắt đầu từ 1-7 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm chính sách miễn thị thực cho du khách đến từ Thái Lan và Malaysia, đồng thời cấp thị thực du lịch nhiều lần cho du khách đến từ Việt Nam và Philippines.
With when than drugstore know applicator disappointed professional like cialis online reviews the kind I natural viagra pills length hair just have “click here” your, I push liquid cialis only wrapped this have s ed treatment review comfortably it construction http://augustasapartments.com/qhio/cheap-cialis-uk oily and conditioner. Use visit site stuff thing… Gloss visit site backrentals.com it now very http://www.hilobereans.com/free-viagra-pills/ really The highlights http://www.mordellgardens.com/saha/viagra-in-india.html little product Hong http://www.mordellgardens.com/saha/alternative-to-viagra.html quite cream and.
Quyết định mang tính bước ngoặt này được đưa ra cùng thời điểm kỷ niệm 40 năm diễn đàn đối thoại ASEAN – Nhật Bản.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, miễn thị thực sẽ được áp dụng đối với du khách Thái đến tham quan Nhật ít hơn 15 ngày và đối với du khách Malaysia ít hơn 3 tháng.
Trong khi đó, Nhật sẽ cấp thị thực du lịch nhiều lần (multiple entry visa) cho phép du khách đến từ Việt Nam và Philippines thăm Nhật Bản nhiều lần trong thời gian 3 năm, mỗi lần thăm không quá 15 ngày. Đối với du khách Indonesia (cũng là đối tượng được cấp thị thực du lịch nhiều lần) thời gian ở lại tối đa là 30 ngày.
Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida nói: “Tôi hi vọng biện pháp này sẽ góp phần tăng cường và phát triển hơn mối quan hệ giữa các quốc gia, chẳng hạn như tăng lượng du khách đến từ khu vực Đông Nam Á và cải thiện tiện nghi trong ngành kinh doanh du lịch”, theo Japan Times ngày 26-6 đưa tin.
Vì Nhật Bản đang đối mặt với dân số già nên tăng lượng du khách nước ngoài là một trong những chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính của chính phủ nước này. Nhật đặt mục tiêu thu hút 30 triệu du khách nước ngoài vào năm 2030.
Theo cơ quan du lịch quốc gia Nhật Bản, lượng du khách nước ngoài đến Nhật đạt 8,37 triệu lượt vào năm ngoái, trong đó 780.000 (hay 9,3%) đến từ khu vực Đông Nam Á. Nhật đặt mục tiêu thu hút 2 triệu lượt du khách từ Đông Nam Á vào năm 2016.
Hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: tuổi trẻ

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Tư Vấn Thuế TNCN Cho Người Nước Ngoài

Trong thời kỳ mở cửa, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều lao động nước ngoài đến làm việc và sinh sống. Họ là những người có kinh nghiệm và trình độ tay nghề cao, tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn cho người sử dụng lao động, do đó, mức thu nhập của lao động nước ngoài thường ở mức cao hơn lao động Việt Nam. Việc tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài là rất cần thiết.


I. Đối tượng người nước ngoài chịu thuế thu nhập cá nhân
1. Một cá nhân được xác định là cư trú thuế tại Việt Nam nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
• Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam (theo đó ngày đến và đi được tính là một ngày). Số ngày có mặt tại Việt Nam được tính dựa theo hộ chiếu của cá nhân đó.
• Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam thuộc một trong hai trường hợp sau:
– Nơi ở đăng ký thường trú tại Việt Nam, tức là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú; hoặc
– Chưa đăng ký thường trú tại Việt Nam nhưng có nhà thuê để ở với tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế. Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, nơi làm việc, trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay công ty thuê hộ.
2. Những cá nhân không đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì không được xác định là cư trú thuế tại Việt Nam
II. Cách tính thuế
1. Nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà đáp ứng được 1 trong các điều kiện về cá nhân cư trú thì phải đóng thuế thu nhập đối với tiền lương phát sinh tại Việt Nam, kể cả tiền lương phát sinh ở nước ngoài. Số tiền thuế phải đóng sẽ được xác định theo biểu thuế do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam còn được hưởng các giảm trừ gia cảnh gồm:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
2. Nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện về cá nhân cư trú nêu trên thì phần thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương của họ sẽ được xác định theo mức thuế cố định là 20%, không được tính theo biểu thuế lũy tiến. Theo đó, họ chỉ phải đóng thuế đối với phần tiền lương, tiền công phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam; tiền lương, tiền công phát sinh ở nước ngoài không phải đóng thuế tại Việt Nam.
Hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ một cách nhanh nhất 

Đối Tượng Nào Sẽ Được Hướng Thừa Kế Thế Vị ?

Pháp luật quy định như thế nào về thừa kế thế vị? Trong các trường hợp nào thì áp dụng thừa kế thế vị? Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế thế vị bao gồm những gì?

Thừa kế về bản chất là việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình sang cho những người còn sống. Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong thừa kế theo pháp luật lại xuất hiện thêm thuật ngữ thừa kế thế vị. Đây là trường hợp thừa kế mà khi bố hoặc mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu, chắt sẽ hưởng hưởng phần di sản mà đáng lẽ bố hoặc mẹ của cháu, chắt được hưởng nếu còn sống.

Quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế thế vị được hiểu như sau: 
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, thừa kế thế vị xảy ra hai trường hợp:
  • Một là, cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống (tức là hưởng phần di sản của ông, bà để lại cho cha hoặc mẹ cháu);
  • Hai là, chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (tức là hưởng phần di sản của cụ để lại cho cha hoặc mẹ chắt).
Điều kiện để có thể hưởng thừa kế thế vị là cháu, chắt phải còn sống hoặc chưa sinh ra nhưng đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế. Và cũng giống như những người thừa kế khác, người thuộc diện thừa kế thế vị cũng không hưởng di sản thừa kế nếu họ từ chối hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế.
Hồ sơ khai nhận thừa kế sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
Thứ nhất, hồ sơ của người nhận thừa kế: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực; Sổ hộ khẩu; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân; Giấy khai sinh; Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ.
Thứ hai, hồ sơ của người để lại di sản: Giấy chứng tử của người để lại di sản; Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
Thứ ba, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền tài sản là di sản thừa kế, ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Hợp đồng mua bán nhà ở; Giấy phép xây dựng; Biên bản kiểm tra hoàn thành công trình; Các giấy tờ về tài sản khác như: giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy xác nhận mở tài khoản ngân hàng;…
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ soạn Di chúc, khai nhận di sản thừa kế.
Các bài viết liên quan : 




Nguồn : luatsu1900

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Thủ Tục Xin Cấp Lại Giấy Khai Sinh Khi Bị Mất Giấy Tờ Tùy Thân

Điều kiện để đăng ký lại khai sinh được quy định như thế nào? Muốn xin cấp lại giấy khai sinh mà bị mất hết giấy tờ thì có làm được không khi mà không biết chính xác ngày sinh của mình?

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch 2014. Khi mất giấy khai sinh thì bạn có thể xin cấp lại theo trình tự, thủ tục luật định.

1. Điều kiện để đăng ký lại khai sinh
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì điều kiện để đăng ký lại khai sinh là nếu việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại. Việc đăng ký lại khai sinh sẽ chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
2. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Để làm thủ tục này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh; Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ trên bạn phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
Trong trường hợp bạn bị mất hết giấy tờ tùy thân và cũng nhớ ngày sinh của mình thì bạn có thể chuẩn bị một trong các giấy tờ sau để làm căn cứ đăng ký lại khai sinh: Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân; Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì bạn mang nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà bạn đã đăng ký khai sinh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ cần thiết.
Các bài viết liên quan : 

Nguồn : luatsu 1900

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Thừa Kế Có Yếu Tố Nước Ngoài

Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài như thế nào?


Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 689 Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định để điều chỉnh vấn đề thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài:
  • Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
  • Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã có dịch vụ phân chia di sản thừa kế thành động sản và bất động sản (theo quy định tại điều 107 BLDS 2015). Đối với di sản thừa kế là động sản thì pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch sẽ điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản. Còn đối với di sản là bất động sản thì quyền thừa kế đối với động sản sẽ phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Bên cạnh đó, Điều 672 Luật dân sự 2015 quy định về căn cứ xác định pháp luật áp dụng nếu cá nhân là người không quốc tịch hoặc có nhiều quốc tịch, theo đó:
  • Đối với trường hợp cá nhân là người không quốc tịch, thì pháp luật áp dụng là pháp luật nước người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

  • Trường cá nhân có là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất. 

  • Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
 
Nếu có vấn đề thắc mắc về di sản thừa kế có yêu tố nước ngoài hãy liên hệ vớiCông ty luật để được tư vấn dịch vụ .